DÃY ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1 CHIỀU 1. Giới thiệu chung: DC là dãy động cơ điện 1 chiều được công ty CP Chế tạo Điện cơ Hà Nội thiết kế và chế tạo theo đơn đặt hàng. Khi khách hàn có nhu cầu đặt hàng cần cung cấp các thông số cơ bản:
- Kích thước lắp đặt và các yêu cầu vận hành đặc biệt (nếu có).
- Thiết bị công tác mà động cơ sẽ vận hành (trong trường hợp cần chi tiết Hem sẽ bố trí nhân viên đến hiện trường phối hợp khảo sát).
- Các thông số vận hành.
Công suất | kW | 200 |
Tốc độ | vg/ph | 800 |
Điện áp | V | 440 |
Điện áp kích từ | V | 220 |
Kiểu bảo vệ | IP23 | |
Cấp cách điện | H/H | |
Chế độ | Dài hạn – S1 | |
Dạng lắp đặt | IM B3 | |
Kiểu làm mát | Làm mát bằng quạt gió ngoài | |
Sen sơ đo nhiệt bộ dây | Pt100 2 cái | |
Sen sơ đo nhiệt ổ bi | Pt100 có 2 cái cho 2 ổ trước và sau |
2. Hướng dẫn sử dụng bảo quản và bảo dưỡng động cơ điện 1 chiều: a. Hướng dẫn chung Hướng dẫn sử dụng này dùng cho động cơ điện 1 chiều được ban hành tại Công ty Cổ phần Chế tạo Điện cơ Hà nội (HEM). Những thông tin đưa ra trong hướng dẫn này chỉ là những phần chính của động cơ, để biết chi tiết về các thông số của các thiết bị, phụ kiện người sử dụng cần liên hệ với Công ty HEM để được làm rõ. Mọi sử dụng không đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ không được hưởng các điều kiện bảo hành. Tài liệu hướng dẫn sử dụng sẽ được kèm theo mỗi động cơ điện một chiều trước khi xuất xưởng và được gửi kèm với động cơ khi giao hàng hoặc gửi cùng hồ sơ tài liệu khác khi giao hàng. b. Số máy: Mỗi động cơ điện 1 chiều đều có một số máy kèm theo để theo dõi và đưa vào sử dụng trong suốt quá trình hoạt động của động cơ. c. Lắp đặt: Động cơ điện 1 chiều là loại trục ngang có kích thước lắp đặt theo yêu cầu làm việc của máy công tác. Kiểu làm mát: Làm bằng không khí cưỡng bức quạt gió ngoài. d. Điều kiện làm việc bình thường: + Nhiệt độ làm việc lớn nhất xung quanh 450C. + Độ cao lớn nhất so với mực nước biển 1000m. + Nền móng phải được cách rung với bên ngoài. + Đường gió làm mát phải được cách với muối, khí gas, bụi bẩn và rác bẩn. + Giới hạn nhiệt độ làm việc khi chạy thử có tải động cơ được quy định trên nhãn động cơ. e. Vận chuyển và lưu kho bãi
- Vận chuyển:
- Động cơ điện 1 chiều được bao gói trong túi nilong kín tránh nước mưa xâm nhập trong quá trình vận chuyển và lưu kho bãi.
- Động cơ điện 1 chiều được hãm đầu trục trãnh hiện tượng quay trục và xô lệch dọc trục trong quá trình vận chuyển (đối với các động cơ cỡ lớn).
- Bảo quản và lưu kho bãi:
- Động cơ phải được giữ gìn bảo quản cùng với các tấm bạt che, túi bao phủ như khi bàn giao nguyên trạng và phải được để trong kho trong nhà.
- Kho chứa động cơ phải sạch sẽ, khô và phải có thông hơi. Các loại khí độc, bụi bẩn, các va chạm mạnh hoặc độ rung bất thường. Động cơ cần phải được bảo vệ để tránh mối và các côn trùng xâm nhập.
- Kho chứa động cơ phải có nhiệt độ từ 100C đến 500C và độ ẩm không quá 75%.
- Thời gian lưu kho bãi thấp hơn 2 tháng: trong thời gian này khi chuyển tới vị trí lắp đặt mà chưa lắp ngay cần phải để động cơ tránh xa các nguồn gây hại cho động cơ như khí, bụi bẩn, các va đập, rung động mạnh.
- Nếu điều kiện bảo quản bị độ ẩm cao quá 75% phải tiến hành sấy động cơ. Để tránh sự xâm nhập của độ ẩm vào động cơ cần đo và kiểm tra nhiệt độ sau khi đóng sấy, nhiệt độ này cần được duy trì cao hơn nhiệt độ môi trường khoảng 5 đến 100C là được.
- Trường hợp đã lắp đặt nhưng chưa chạy thử: trong trường hợp động cơ được lắp đặt tại vị trí làm việc nhưng chưa đưa vào hoạt động trong thời gian dài vì một lý do nào đó thì cần phải có sự quan tâm đến việc bảo quản kiểm tra, đo đạc các thông số trong quá trình để động cơ tại vị trí làm việc mà chưa sử dụng.
f. lắp đặt, kết nối:
- Phần cơ khí:
- Lắp các khớp nối với nhau bằng các hệ thống kết nối như bulong hoặc đệm truyền động cao su.
- Kiểm tra đường gió vào ra xem có bị chắn bởi các vật lạ có hại cho động cơ điện 1 chiều.
- Phần điện:
- Đấu nối hệ thống các cáp tiếp địa.
- Đấu nối hệ thống cáp vào hộp cực (cấp điện cho bộ dây phần ứng và bộ dây kích từ).
g. Vận hành:
- Vận hành không tải:
- Phải chắc chắn tất cả các điều kiện để đảm bảo động cơ điện 1 chiều có thể vận hành mà không phạm phải bất kể vấn đề gì.
- Hệ thống tủ vận hành nên trang bị hệ thống bảo vệ mất kích từ để đảm bảo cho động cơ điện 1 chiều làm việc an toàn.
- Quan sát khi vận hành không tải:
- Kiểm tra vòng bi:
- Kiểm tra nhiệt độ của vòng bi khi vận hành.
- Kiểm tra tình trạng đánh lửa ở hệ thống chổi than và cổ góp.
- Kiểm tra hệ thống làm mát và khả năng làm mát:
- Quan sát theo dõi đường làm mát động cơ.
- Vận hành có tải:
Cũng vận hành với quy trình như trên nhưng với điều kiện động cơ điện 1 chiều chạy có tải. Sau khi vận hành đủ tải cần kiểm tra, theo dõi động cơ trong vòng 72h. Thường xuyên theo dõi tình trạng đánh lửa trên cổ góp và tình trạng ăn mòn cổ góp cũng như hệ thống chổi than để có kế hoạch bảo dưỡng hoặc thay thế kịp thời.
- Bảo quản, bảo dưỡng và bảo hành:
- Bảo quản:
Sau một thời gian vận hành động cơ có thể dừng làm việc một thời gian dài. Trong quá trình này cần phải bảo quản động cơ điện 1 chiều theo các phương pháp dưới đây:
- Luôn làm vệ sinh sạch sẽ bên ngoài động cơ, tránh bụi bẩn bám ở ngoài động cơ gây gỉ sét làm mất mỹ quan của máy.
- Thường xuyên sấy nóng bối dây stato để hạn chế sự suy giảm điện trở cách điện của bối dây.
- Bảo dưỡng:
- Sau 2000 giờ làm việc liên tục, nên bổ sung mỡ cho động cơ và tháo lượng mỡ thừa được xả ra phía dưới nắp mỡ ngoài.
- Bề rộng cũng như độ sâu xẻ rãnh mi ca được khuyến cáo: bề rộng = bề rộng của mi ca + 0,4mm; chiều sâu 1,2mm đối với mi ca dưới 0,8mm và 1,5mm đối với mi ca dầy hơn.
- Thường xuyên kiểm tra xiết chặt các bu lông, đai ốc và tra dầu mỡ để đảm bảo chất lượng các mối ghép.
- Hệ thống lọc bụi than cũng thường xuyên phải được kiểm tra trong quá trình làm việc. Nếu bị bẩn phải tiến hành tháo và làm sạch bằng khí nén hoặc giặt sạch, sấy khô trước khi lắp trở lại.
- Bảo hành:
Động cơ điện 1 chiều được bảo hành trong thời gian 6 tháng kể từ ngày giao hàng. Nếu có hư hỏng do lỗi của nhà sản xuất gây ra đều được sửa chữa miễn phí. Động cơ không được bảo hành trong các trường hợp sau:
- Sử dụng sai với hướng dẫn của nhà chế tạo.
- Quá thời hạn bảo hành.
- Hư hỏng sinh ra do va đập trong quá trình vận chuyển hoặc lắp đặt động cơ.
- Động cơ làm việc quá tải hoặc trong trường hợp mất kích từ.
- Các nguyên nhân hư hỏng được xác định xuất phát từ các yếu tố khác, không phải từ động cơ cũng không được bảo hành.